I) CÂU HỎI THƯỜNG GẶP - Máy uốn sắt phi 42 B42 Nhật Bản có bền không ???
>> Trả lời: Máy thiết kế dang cơ, khung sườn chắc chắn, hộp số nhớt hoặc bánh răng lớn, rất bền bỉ. - Máy uốn sắt phi 42 hay hỏng vặt không ???
>> Trả lời: Máy rất ít hỏng vặt do thiết kế đơn giản, xác máy lớn, nặng, linh phụ kiện đều của Nhật Bản nên tỷ lệ hao mòn thấp, khấu hao thấp - Có bao nhiêu loại máy uốn sắt phi 42 trên thị trường ???
>> Trả lời: Dòng B42 dùng điện 380v 3 pha của Nhật Bản thì có các hàng Toyo (B) > Okin OKB) > Takeda (TKB) > Nội địa Nhật (K rõ tên) - là phổ thông ở Việt Nam - Dòng Hàn Quốc thì có Taeyeon (TYB) > Kunwoo (KMB) > Seoul (SUB) - Các dòng Trung Quốc thì có GW40, GW45, GW50, GW60 (Uốn được từ sắt phi 25 > 40 - GW là mã máy chung của tất cả các hãng máy Trung Quốc sản xuất) - Dòng máy uốn phi 42 B42 Nhật Bản có gì khác biệt với các dòng máy uốn sắt trên thị trường ???
>> Trả lời: Máy uốn phi 42 Nhật Bản có 2 tốc độ uốn nhanh (Để bẻ đai) - Tốc uốn chậm (Để uốn sắt lớn), Hao mòn, khấu hao thấp - Sửa chữa có phụ tùng thay thế, sửa chữa lại vẫn dùng được - Còn các máy Trung Quốc giá rẻ chỉ có 1 tốc độ và không đặt được góc độ tự động - Khi máy hỏng rồi thì không nên sửa vì chi phí cao, dễ hỏng lại, phụ tùng hao mòn nhanh - Cũng có các dòng Trung Quốc có chế độ đặt góc thì giá thành cũng gần bằng máy uốn Nhật Bản cũ. - Máy uốn sắt phi 42 B42 Nhật Bản dùng mô tơ loại gì, điện gì ???
>> Trả lời: Máy dùng mô tơ 3 pha tốc 1400v / Phút, công suất 3.7kw (5HP) - Nguồn điện 380v (3 pha lửa, k có mát) - Máy uốn sử dụng CB và dây nguồn nào là hợp lý ???
>> Trả lời: Máy B16, B25 dùng mô tơ 1.5kw (CB 20A, dây điện 3 x 2.5mm) - Máy B32 mô tơ 2.2kw (CB 30A, dây điện 3 x 2.5mm) - Máy B42 mô tơ 3.7kw (CB 40A, dây điện 3 x 4mm) - Máy B52 mô tơ 5.5 > 7.5kw (CB 60A, dây điện 3 x 8 > 10mm) - Cần lưu ý gì khi sử dụng máy uốn sắt phi 42 B42 Nhật Bản ???
>> Trả lời: - Tay bẻ không được để sắt vào sắt quá khi uốn (Dễ kẹt hoặc vỡ bạc đạn tay bẻ, cong cốt) - Chỉnh tốc độ bẻ phù hợp với từng loại sắt - Uốn đai phi 10 > 16 (Để tốc nhanh) - Uốn sắt phi 16 > 32 (Để tốc chậm) - tránh quá tải. - Bôi mỡ vào bạc đạn tay bẻ 2 tháng 1 lần cho bền (Bạc đạn đũa mới cần bôi, còn bạc đạn tròn thì k cần) - Xong công trình nên đại tu lại máy, bảo dưỡng, thay nhớt hộp số, dây curoa, vệ sinh tay bẻ, kiểm tra bạc đạn, kiểm tra mô tơ, tủ điện để dùng công trình sau cho bền bỉ - Dùng nhẫn chống mòn lắp vào trục giữa máy để giảm tỷ lệ mòn cốt giữa máy (Nếu mòn phải tháo máy ra để thay cốt mới, tốn khá nhiều chi phí) - Chú ý độ cứng của sắt khi uốn, tránh quá tải - Máy B16 (Tối đa phi 16 CB5) - Máy B25 (Tối đa phi 25 CB5) - Máy B32 (Tối đa phi 28 CB5) - Máy B42 (Tối đa phi 32 CB5) - Máy B52 (Tối đa phi 40 CB5) - Máy uốn phi 42 B42 Nhật Bản có bẻ được những góc R lớn không ???
>> Trả lời: Có bẻ được D lớn từ đến D800 - Cần lắp thêm phụ kiện gồm 01 tay bẻ L, 01 quả lô có hình giọt nước (Có D250, D300, D400), 02 quả lô hình hạt xoài (Có D500, D600 Và D700, D800) - Từ D50 > D200 thì lắp các quả lô tròn, tiện theo yêu cầu của riêng. Lưu ý: Cần xem video hướng dẫn chi bẻ các loại R lớn - So sánh Máy uốn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ???
>> Trả lời: Máy uốn Nhật Bản và Hàn Quốc có thiết kế gần giống nhau, chỉ khác giá thành (Nên k cần so sánh nhiều) - Máy Nhật Bản + Hàn Quốc - Có đặt góc tự động, Có chỉnh tốc độ bẻ nhanh chậm, Bẻ các R lớn trên cây sắt ((B25 tới D200 - B32 Tới D500 - B42 tới D800 - B52 tới D1000)), Bộ điện an toàn chống mất pha và ngược chiều, Độ bền cao và khấu hao thấp - Máy Trung Quốc - Không có các chức năng trên > Hiệu quả cực thấp (Chỉ được giá thành siêu rẻ thôi) - Về hiệu quả thì giống như so xe đạp với xe máy vậy. - Máy uốn Nhật Bản loại đặt góc (Cắm chốt lỗ trên mặt máy) và Máy đặt góc bằng thước đo độ (Vặn núm chỉnh ra số độ cần uốn) thì nên chọn cái nào ???
>> Trả lời: Máy uốn loại đặt góc (Cắm chốt), thường được gọi là loại máy cơ, sử dụng phổ biến từ rất lâu rồi, Thuộc thời kỳ đầu của các dòng máy Ưu điểm: Chỉ có 1 chế độ góc - Đặt cóc đơn giản (Thích góc nào cắm chốt góc đó - Mất 4 > 8 giây) - Phần điện đơn giản (Có 02 khởi động từ, 1 > 2 công tắc hành trình, 01 Selec chống mất pha và ngược chiều, 01 công tắc on off, 01 bàn đạp) - Nhiều người biết dụng, phổ biến tại Việt Nam từ trước tới h. Nhược điểm: Góc độ không chính xác cao - Máy kêu to khi va vào chốt góc - Chốt hay bị thất lạc (Hay lấy mẩu sắt cắm lên, dễ kẹt máy, sai góc độ), Nếu uốn nhiều góc phải rút chốt đi cắm lại nhiều lần (Mất thời gian thao tác, k đánh dấu góc cũ có thể bị cắm sau lỗ góc > Gây ra uốn sai độ cần uốn) Máy uốn đặt góc (Loại bằng núm và thước đo độ) Ưu điểm: Có 2 > 3 chế độ đặt góc cùng lúc - Uốn 2 góc độ trên cùng 1 cây sắt (Chỉ cần 2 giây để vặn nút góc 1 2 3 tương ứng) - Góc độ chính xác cao - Máy êm, độ ồn thấp khi uốn - Máy thuộc loại đời mới Nhược điểm: Bộ điện sẽ phức tạp hơn (Gồm 01 bảng điều khiển góc, 01 công tắc On/Off, 01 Bàn đạp, 3 > 5 Công tắc hành trình, 01 Selec chống mất pha và ngược chiều, 02 khởi động từ) >> Kết luận: Thích sự đơn giản, dể sử dụng, thông dụng (Chọn máy cắm chốt) - Thích êm ái, tiếng ồn thấp, hay sử dụng nhiều loại sắt, hay bẻ nhiều loại góc bẻ trên cùng 1 cây sắt (Chọn máy gạt độ) - Máy uốn gạt độ là loại máy đời cao (Nhiều hãng sản xuất loại máy này, máy đặt góc cắm chốt chỉ duy nhất hãng Toyo Nhật Bản còn sản xuất) -
II) LỖI THƯỜNG GẶP - Đấu điện 3 pha (3 lửa) vào nhưng bật máy không chạy hoặc có chạy nhưng không bẻ > Do ngược pha điện (Đảo chiều 2 pha lửa bất kỳ cho nhau là xong)
- Bật máy lên mô tơ kêu to (ù ù) và quay chậm > Bị thiếu điện 1 trong 3 pha lửa đấu vào máy (Kiểm tra lại 3 dây lửa nguồn điện vào máy đã có điện chưa) - Chú ý nếu mất pha mà bật máy thì mô tơ kêu ù ù tầm 1 phút là cháy mô tơ
- Đấu đủ 3 pha lửa vào rồi, đúng chiều rồi nhưng máy vẫn không chạy > Kiểm tra lại Bàn đạp và Công tắc On/Off của máy có lỏng dây, đứt dây điện đấu nối không
- Khi bỏ sắt vào uốn thì máy kêu két két ở chỗ mô tơ hoặc đứng máy luôn > Do chạy quá tải quy định của máy hoặc để sát tay bẻ vào gần cốt bẻ giữa máy quá, gây ra tình trạng trượt dây curoa nếu dây curoa bị trùng hoặc khự mô tơ nếu dây curoa đã căng rồi)
- Dây curoa nối giữa mô tơ và hộp số máy bị hơi trùng > Nếu căng quá sẽ dễ vỡ nhông và hộp số khi quá tải - Nên để hơi lỏng một chút thì khi uốn quá tải, sẽ giúp trượt dây curoa, không ảnh hưởng tới hộp số, tránh vỡ nhông
- Đảo pha lửa khi đấu không đúng pha > Đảo ở vị trí đầu nguồn vào máy hoặc chỗ công tắc on/off, k được đảo ở vị trí khởi động từ trong tủ điện
-
III) PHÙ HỢP VỚI - Công trình tầm Trung và Lớn
- Công trình xài tiến độ gấp, làm số lượng lớn
- Thích sự bền bỉ, ít hỏng vặt
- Xác định dùng lâu dài với nghề, khấu hao máy khá thấp sau nhiều năm sử dụng
- Sử dụng cả uốn đai phi 10 > 16 và uốn sắt phi 16 > 32 cứng (Phi 36 mềm)
- Công trình lớn hoặc nước ngoài hay yêu cầu góc R lớn (Từ D250 > 800), Chỉ máy Nhật Bản, Hàn Quốc mới bẻ được D lớn như vậy
-
IV) ƯU ĐIỂM - Máy Nhật Bản siêu bền bỉ
- Dễ sửa chữa, dễ sử dụng
- Thông dụng tại Việt Nam (Nhiều ae thợ biết dùng máy)
- Máy có 2 tốc độ bẻ, dùng Tốc Nhanh (Để uốn đai) , Tốc chậm (Để uốn sắt lớn)
-
V) NHƯỢC ĐIỂM - Giá thành máy mới cao
- Chỉ dùng điện 3 pha 380v
- Máy khá không bê bằng sức người được
- Cốt giữa máy đường kính 50mm (Khi bẻ đai thì R hơi lớn, đai k đẹp lắm)
-
|